Bón phân cho rau
Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chất dinh dưỡng phong phú, năng suất cao. Thời vụ thường ngắn, vụ nọ liên tiếp vụ kia, một năm có thể gieo trồng làm nhiều vụ. Đa số cây rau có bộ rễ ăn nông, do vậy khả năng hút chất dinh dưỡng của nó chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt. Vậy để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc, trong đó có khâu bón phân. Dưới đây là vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau:
Bón phân cho rauRau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chất dinh dưỡng phong phú, năng suất cao. Thời vụ thường ngắn, vụ nọ liên tiếp vụ kia, một năm có thể gieo trồng làm nhiều vụ. Đa số cây rau có bộ rễ ăn nông, do vậy khả năng hút chất dinh dưỡng của nó chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt. Vậy để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc, trong đó có khâu bón phân. Dưới đây là vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau: Đạm (N): Đây là chất dinh dưỡng cơ bản, thành phần chính của prôtêin. Đạm đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các cơ quan sinh vật, là thành phần của nhiều hợp chất như ancaloit, glucozit, phophatit, enzim và diệp lục… Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, kích thích thân lá phát triển, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi của lá. Đạm là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng rau ăn lá như cải bắp, cải bao, cải xanh, cải ngọt, cải cúc, xà lách, rau muống… Đạm cũng rất cần thiết cho quá trình hình thành thân lá của các loại rau khác. Phân đạm ure thích hợp cho rất nhiều loại rau. Thiếu đạm hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau. Nếu đạm dư thừa sẽ kéo dài thời kỳ sinh trưởng thân lá, rau chậm chín, thân lá non mềm, tế bào chứa nhiều nước và làm giảm khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ bên ngoài. Hơn nữa, nó còn khó khăn cho công tác bảo quản, vận chuyển, nhanh bị thối hỏng. Bón thừa đạm còn làm cho dư lượng NO3 (nitrat) tồn đọng trong các bộ phận thân lá, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Trường hợp thiếu đạm cây có biểu hiện còi cọc, kéo dài thời gian ra nụ, hoa, quả. Cây thiếu đạm nghiêm trọng còn gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả. Lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng nhạt, các gân chính bị mất màu và cuối cùng thân bị khô héo và chết. Phốt pho (P): Phốt pho (lân) là thành phần quan trọng của protein, axit nucleic. Nó còn tham gia vào các thành phần của adenozinphotphat, các polyphotphat trong câv. Lân còn tham gia vào các quá trình tổng hợp hydratcacbon, protein và lipit. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp, tăng cường khả năng hút đạm. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ, kích thích rễ phát triển, có tác dụng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Lân có tác dụng thúc đẩy quá trình ra nụ, hoa, thúc đẩy quá trình chín của trái cây và hạt. Thiếu lân cây rau sinh trưởng chậm, quả hạt lâu chín già. Thiếu lân lá thường có màu xanh tối. Dạng lân thích hợp cho nhiều loại rau là phân supe lân. Lân khó tiêu nên trong sản xuất rau thường dùng để bón lót. Kali (K): Kali tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như protêin, lipit, tinh bột, diệp lục, sắc tố… Nó còn kích thích hoạt động các enzim, tham gia quá trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá trình quang hợp và tăng khả năng chống chịu với những bất thuận. Các loại rau cần nhiều kali là dưa chuột, cải bắp, hành tỏi, cải củ, cà rốt, khoai tây và đậu rau. Dạng phân kali thích hợp cho nhiều loại rau là K2SO4, KC1 thích, hợp cho cải củ. Canxi (Ca): Canxi có tác dụng đối với sự sinh trưởng của rễ và các bộ phận trên mặt đất. Nó còn làm tăng độ phì của đất và có tác dụng trung hòa các axit trong cây. Giảm tác hại của ion H+ trong đất. Do vậy, với loại đất chua cần phải bón vôi, nó có lợi cho vi sinh vật háo khí hoạt động. Cây rau sinh trưởng và phát triển mạnh cần bón đầy đủ phân bón kể cả yếu tố vi lượng. VHDT
CÁC TIN, BÀI KHÁC